Ngành Y là ngành chuyên tổ chức việc phòng bệnh và chữa bệnh cho con người. Vì vậy tiêu chuẩn tuyển sinh của ngành Y rất khắt khe. Cùng tôi tìm hiểu xem ngành Y thi khối nào và có những trường nào đào tạo ngành này nhé! Ngành y là gì? Tiêu chuẩn để thi vào ngành Y
Ngành Y là ngành chuyên tổ chức phòng và khám chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe cho con người. Đây là ngành khoa học chuyên nghiên cứu những bệnh lý, cách phòng bệnh và chữa bệnh.
Vì đây là một ngành khá đặc thù liên quan đến sức khỏe và tính mạng của con người nên tiêu chuẩn chọn vào trường rất khó khăn.
Đối với các chuyên ngành Y khoa Y học cổ truyền, chuyên ngành Răng-Hàm-Mặt, Dược học thì điểm trung bình cộng tổ hợp môn trong kì thi THPT phải được 8 trở lên. Thêm vào đó, để được sơ tuyển vào các chuyên ngành, học bạ lớp 12 phải đạt học lực giỏi.
Đối với chuyên ngành Điều dưỡng, Y học dự phòng, Hộ sinh, Dinh dưỡng, Kỹ thuật phục hình răng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh Y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng thì điểm trung bình cộng tổ hợp môn trong kì thi THPT tối thiểu phải 6.5 trở lên. Xét tuyển học bạ lớp 12 tổi thiểu phải đạt lực học khá trở nên.
Các lĩnh vực của nghề Y mà bạn nên biết
Để xác định được nghành Y thi khối gì các em nên xác định được chuyên ngành mình muốn theo học. Ngành Y có rất nhiều lĩnh vực tùy thuộc và sở thích và năng lực của các em.
- Giảng viên: Đây là lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực cho ngành. Lĩnh vực này dành cho những bạn yêu thích y khoa và sư phạm. Đối với lĩnh vực giảng dạy đòi hỏi bạn cần có những kiến thức chuyên môn sâu, nắm vững các cả về mặt lý thuyết và thực hành.
- Bác sĩ đa khoa: Là người khám chung cho cơ thể bệnh nhân. Lĩnh vực này đòi hỏi phải có kiến thức rộng am hiểu tất cả lĩnh vực của y học. Đây là người khám bệnh và đưa ra những cái nhìn tổng thể sức khỏe của bệnh và đưa ra những lời khuyên nên làm xét nghiệm gì…
- Bác sĩ chuyên khoa: Là người có lĩnh vực chuyên môn về một lĩnh vực gì đó trên cơ thể con người như da liễu, tim mạch…
- Bác sĩ ngoại khoa: Làm người thực hiện những ca phẫu thuật cho bệnh nhân. Lĩnh vực này đòi hỏi phải có chuyên môn sâu, tỉ mỉ và có nhiều kinh nghiệm và khả năng tập trung tuyệt vời.
- Bác sĩ sản phụ khoa: Lĩnh vực liên quan đến các bệnh phụ khoa, các bệnh liên quan đến sản phụ.. Làm nhiệm vụ khám và tiến hành siêu âm, xét nghiệm..
- Ngoài ra còn có các chuyên ngành như Y tá, Hộ lý là những người chăm sóc bệnh nhận và làm theo y lệnh của bác sĩ. Theo dõi tình hình của bệnh nhân và báo cho bác sĩ biết.
- Y tế dự phòng hay Y tế cộng đồng cũng là lĩnh vực được rất nhiều người quan tâm. Những người theo ngành này làm việc ở địa phương tham gia vào các hoạt động phòng chống bệnh dịch.
- Bác sĩ thú y: Làm những người chăm sóc sức khỏe và khám chữa trong động vật.
- Ngoải ra còn các lĩnh vực liên quan đến nghiên cứu và công tác đào tạo, công tác quản lý Nhà nước về Y tế.
Ngành Y khoa thi khối gì?
Rất nhiều bạn thắc mắc ngành Y khoa thi khối nào? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé! Trước đây để thi vào ngành Y thật sự không phải là điều dễ dàng. Nhưng hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào Tạo đã gộp 2 kì thi tốt nghiệp và kì thi Đại học vào chung nên rất tiết kiệm thời gian và công sức cho các em.
Đây vừa là điều kiện thuận lợi cũng vừa là thách thức cho các em. Vô hình chung tạo nên nhiều sự cạnh tranh vì có điểm thi rồi mới nộp hồ sơ vào trường Y. Để vào các trường Đại học Y hay các trường Cao đẳng Y Dược thì các em phải có trung bình điểm tổ hợp môn cao.
Ngành Y khoa phải thi khối A ( Toán, Lý, Hóa) hoặc B ( Toán, Hóa, Sinh). Tuy nhiên các em lưu ý điểm sàn vào các trường rất cao vì vậy nên cân nhắc trước khi nộp hồ sơ vào trường. Nên tham khảo điểm sàn của trường trong những năm trước để có những lựa chọn chính xác phù hợp với năng lực của mình.
Các trường đào tạo ngành Y
Đây là ngành đặc thù nên thời gian đào tạo khá dài so với các ngành học khác ( đối với các ngành đòi hỏi chuyên môn cao: thời gian đào tạo 6 năm, đối với cử nhân y tế cộng đồng: thời gian đào tạo: 4 năm). Mời các em tham khảo danh sách các trường sau đây:
- Trường Đại học Y Hà Nội
- Trường Đại học Răng – Hàm – Mặt
- Học viện Quân Y
- Trường Đại học Y tế cộng đồng
- Trường Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Y Huế
- Trường Đại học Y Thái Nguyên
- Trường Đại học Y Thái Bình
Ngoài ra còn rất nhiều các trường Cao đẳng, Trung cấp đào tạo các lĩnh vực của chuyên ngành Y (Cao đẳng Y Hà Nội). Tùy thuộc vào năng lực và điểm thi của mình, các em nên cân nhắc để chọn trường cho phù hợp.
Như vậy thì các em đã biết ngành Y thi khối nào và tiêu chuẩn của ngành Y là gì rồi đúng không nào? Chúc các em có thật nhiều sự tự tin để hoàn thành tốt kì thi của mình.