UTM là chữ viết tắt của Urchin Tracking Module - tham số được sử dụng để thu thập dữ liệu chiến dịch bằng URL tùy chỉnh. UTM hiểu nôm na là một đoạn code mà bạn thêm vào đường dẫn URL để bổ sung thông tin cho URL ấy, giúp các Marketer theo dõi hiệu quả của chiến dịch marketing dựa trên nguồn truy cập và nơi xuất bản (email, banner, blog...).
Chúng được giới thiệu bởi người tiền nhiệm Urchin của Google Analytics và do đó, được Google Analytics hỗ trợ ngay lập tức. UTM trở thành công cụ phổ biến trong việc tùy chỉnh URL để theo dõi hiệu quả marketing trên toàn cầu.
Các thông số UTM trong một URL xác định lưu lượng truy cập web đến từ một nguồn cụ thể, phân bổ các tham số cho các phiên hiện tại và tiếp theo của trình duyệt cho đến khi thời hạn chiến dịch hết hạn.
Các tham số có thể được phân tích bởi các công cụ phân tích (Google Analytics và Adobe Analytics) và được sử dụng trong các báo cáo. Với một URL mẫu, thông số UTM được bắt đầu sau dấu chấm hỏi ( ?):
Ví dụ: https://www.example.com/page? [UTM]
1. Các thông số trong UTM
Có 5 thông số UTM khác nhau, có thể được sử dụng theo bất kỳ thứ tự nào gồm:
utm_source
: Xác định nhà quảng cáo, trang web, ấn phẩm,... đang gửi lưu lượng truy cập đến trang của bạn. Ví dụ cho utm_source có thể là: Google, Facebook ads, blog,...utm_medium
: Phương tiện quảng cáo hoặc tiếp thị, ví dụ: cpc, banner, email,...utm_campaign
: Tên chiến dịch riêng lẻ, khẩu hiệu, mã khuyến mại,... cho sản phẩm.utm_term
: Xác định từ khóa tìm kiếm có trả tiền. Nếu bạn gắn thẻ chiến dịch từ khóa phải trả tiền theo cách thủ công, thì bạn cũng nên sử dụng utm_term để chỉ định từ khóa.utm_content
: Được sử dụng để phân biệt nội dung tương tự hoặc các liên kết trong cùng một quảng cáo. Ví dụ: nếu có hai liên kết gọi hành động trong cùng một thông báo email, thì bạn có thể sử dụng utm_content và đặt các giá trị khác nhau cho từng liên kết để biết được phiên bản nào có hiệu quả hơn.
Mỗi thông số phải được ghép cặp với giá trị bạn gán. Khi đó, mỗi cặp thông số-giá trị sẽ chứa thông tin có liên quan đến chiến dịch.
Ví dụ: bạn có thể sử dụng các cặp thông số-giá trị sau cho chiến dịch Giảm giá mùa hè của mình:
utm_source
= summer-mailer để xác định lưu lượng truy cập đến từ chiến dịch email Giảm giá mùa hèutm_medium
= email để xác định lưu lượng truy cập đến từ chiến dịch email so với chiến dịch trong ứng dụngutm_campaign
= summer-sale để xác định chiến dịch tổng thể
Nếu bạn đã sử dụng các thông số này, URL chiến dịch tùy chỉnh của bạn sẽ là:
https://www.example.com/?utm_source=summer-mailer&utm_medium=email&utm_campaign=summer-sale
Khi thêm thông số vào URL, bạn bắt buộc phải sử dụng utm_source
, utm_medium
và utm_campaign
.
utm_term
và utm_content
là tùy chọn.
utm_
chỉ đơn giản là tiền tố bắt buộc cho các thông số này.
Tham số | Mục đích | Thí dụ |
---|
utm_source | Xác định nguồn truy cập và là một tham số bắt buộc. | utm_source = Google |
utm_medium | Xác định loại liên kết đã được sử dụng, chẳng hạn như quảng cáo nhấp chuột hoặc email. | utm_medium = cpc |
utm_campaign | Xác định chiến dịch quảng cáo hoặc chiến lược sản phẩm cụ thể. | utm_campaign = GoogleShopping |
utm_term | Xác định các cụm từ tìm kiếm. | utm_term = chạy + giày |
utm_content | Xác định những gì cụ thể đã được nhấp để đưa người dùng đến trang web, chẳng hạn như quảng cáo biểu ngữ hoặc liên kết văn bản. Nó thường được sử dụng để thử nghiệm A / B và các quảng cáo nhắm mục tiêu theo nội dung . | utm_content = logolink hoặc utm_content = textlink |
2. Cách sử dụng UTM
Các thông số UTM trong một URL xác định truy cập đến một trang web cụ thể trong chiến dịch marketing.
Để xác định và nối các thông số UTM có liên quan vào các URL thích hợp, các marketer thường sử dụng các công cụ tạo UTM đơn giản như Trình tạo URL Google Analytics cho website hay tiện ích mở rộng của Chrome. Khi truy cập một siêu liên kết có chứa URL với các tham số UTM, phần mềm phân tích website của trang đích sẽ diễn giải thông tin tham số và gán thông tin đó cho phiên trang web và các phiên sau đó cho đến khi thời hạn phân bổ chiến dịch hết hạn (theo mặc định, sáu tháng trong Google Analytics).
3. Cách tạo mã UTM theo dõi chiến dịch
3.1. Thiết lập bằng công cụ online
Bạn có thể thêm thông số và giá trị vào URL theo cách thủ công hoặc bạn có thể sử dụng một trong các công cụ trình tạo URL theo nền tảng cụ thể sau để tạo URL và nối thông số.
Trình tạo UTM chiến dịch trên trang web Bản demo và công cụ Google Analytics.
Đối với App có thể tham khảo thêm - Thông thường các đơn vị lập trình App sẽ hỗ trợ bạn.
3.2. Thiết lập thủ công
Nếu muốn thiết lập chiến dịch tùy chỉnh theo cách thủ công, hãy đảm bảo bạn tách riêng thông số khỏi URL bằng dấu chấm hỏi. Liệt kê thông số và giá trị theo các cặp được phân tách bằng dấu bằng. Tách mỗi cặp thông số-giá trị bằng ký hiệu &. Ví dụ:
https://www.example.com/?utm_source=email_campaign&utm_medium=email&utm_campaign=summer-sale
Bạn có thể thêm thông số vào URL theo thứ tự bất kỳ. Lưu ý rằng Analytics phân biệt chữ hoa chữ thường, vì vậy, utm_source=google khác với utm_source=Google. Có phân biệt chữ hoa chữ thường cho từng giá trị mà bạn xác định.
Hãy tham khảo Nguồn lưu lượng truy cập và chiến dịch để biết tổng quan về kỹ thuật.
4. Ứng dụng UTM trong quản lý chiến dịch Marketing
UTM có ý nghĩa trong việc định danh nguồn traffic về website và thông qua nguồn traffic đó sẽ đánh giá hiệu quả của hoạt động Marketing.
Ví dụ:
- Bạn cần so sánh giữa 2 chiến dịch A và B chiến dịch nào mang lại nhiều Đơn hàng hơn.
- So sánh đồng thời 2 Agency cùng triển khai quảng cáo Google, Agency nào xây dựng chiến dịch quảng cáo hiệu quả hơn.
- Hoặc so sánh 2 mẫu quảng cáo A và B - mẫu quảng cáo nào mang lại đơn hàng tốt hơn.
Cơ bản, UTM giúp bạn định danh biết được truy cập vào website từ đâu, hiệu quả mang lại và so sánh các hiệu quả đó.
Hầu hết các nền tảng quảng cáo đều có chế độ link để theo dõi riêng giúp nhà quảng cáo có thể biết được nguồn truy cập mà không cần sử dụng UTM như:
- gclid (mã nhận dạng lần nhấp của Google)
- dclid (mã nhận dạng nhấp chuột DoubleClick, hiện là Google)
- fbclid (mã nhận dạng nhấp chuột Facebook)
- UTM Source =Zalo - Mã nhận dạng từ nguồn từ Zalo.
5. Theo dõi và Quản lý hiệu quả bán hàng trên Haravan theo UTM
Trong hệ thống Haravan tất cả các đơn hàng đều ghi nhận UTM nguồn đơn hàng, để nhà quảng cáo có thể thông qua đó theo dõi đơn hàng đến từ chiến dịch nào.
Mặc khác, trong phần Báo cáo trên trang quản trị Haravan có mục riêng để thống kê nguồn truy cập ra đơn hàng trên Website.
Ngoài ra, khi các phân tích chiến dịch chi tiết cần xuất UTM, thì chỉ cần Thêm hiển thị -> chọn mục Marketing -> tích chọn các UTM để xuất báo cáo UTM cho các đơn hàng.
Một lưu ý quan trọng cho nhà quảng cáo:
Khi định danh UTM cho URL thì bạn đôi khi vẫn sẽ gặp những trường hợp nguồn lưu lượng từ Facebook, UTM source lại định danh Google.
Các doanh nghiệp sử dụng chiến dịch Google Shopping hay gặp phải tình trạng trên. Nguyên nhân là do người dùng sau khi click vào quảng cáo Google Shopping có hành vi chia sẻ link đến người khác để trao đổi về sản phẩm. Việc trao đổi có thể trên Facebook dẫn tới khi người dùng tiếp tục sử dụng link URL này thì UTM vẫn là của Google Shopping nhưng nguồn Traffic lại từ Facebook.
Vì UTM khi chia sẻ đã mặc định là Google Shopping, nên nguồn traffic trong trường hợp này sẽ không chuẩn. Đây là một vấn đề phổ biến, bạn có thể xuất báo cáo UTM để theo dõi trường hợp này.
Một trường hợp hay gặp phải là:
- Quảng cáo Keyword A -> Sản phẩm X -> Mua sản phẩm Y
UTM sẽ ghi nhận nguồn vào sản phẩm X rồi chuyển sang sản phẩm Y việc theo dõi truy cập này thông thường sẽ dùng một loại tracking nội bộ gọi là ITM dùng để tracking Internal traffic ( lượng lượng truy cập nội bộ), UTM không có chức năng tracking này nên đôi khi có những nhầm lẫn về mặt công dụng của UTM với ITM bạn cần lưu ý.
Trên đây là một vài thông tin cần nắm về UTM để quản lý hiệu quả các chiến dịch marketing của bạn. Đừng quên theo dõi Học viên Haravan để tiếp tụp cập nhật các kiến thức hữu ích về bán lẻ, thương mại điện tử và marketing.
----
Nền tảng website bán hàng Haravan là trợ thủ đắc lực cho nhà bán hàng để quản lý toàn bộ việc kinh doanh và đẩy mạnh bán hàng hiệu quả. Chỉ riêng mục Quản lý sản phẩm đã có sẵn hàng loạt tính năng vượt trội:
🔹 Đăng tải, lưu trữ và quản lý không giới hạn số lượng sản phẩm
🔹 Nhận biết mặt hàng bán chạy, kiểm kho chuẩn xác
🔹 Quản lý chuẩn xác theo nhiều thuộc tính, nhiều biến thế sản phẩm
🔹 Tra cứu nhanh chóng với bộ lọc từ cơ bản đến nâng cao
🔹 Quản lý đồng bộ trên đa kênh từ Website, Facebook, Shopee, Lazada, Tiki, chuỗi cửa hàng
Và còn hàng loạt tính năng khác từ nền tảng quản lý bán hàng đa kênh Haravan từ quản lý đơn hàng, khách hàng, vận chuyển, khuyến mãi, báo cáo doanh thu,... Haravan mang đến hơn 200 giao diện đẹp mắt phù hợp với nhiều ngành nghề kinh doanh. Website thân thiện với mọi thiết bị di động, chuẩn SEO, miễn phí hosting và băng thông không giới hạn giúp tối ưu tốc độ tải trang.
Haravan đã đồng hành cùng hơn 50.000 doanh nghiệp và người kinh doanh và được các thương hiệu hàng đầu tin dùng như Vinamilk, Aeon, Juno, Dell, Biti's,The Coffee House
Bạn hoàn toàn có thể dùng thử để trải nghiệm trọn vẹn các tính năng MIỄN PHÍ